Trang tuyển sinh
 Search

Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 01/2022)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trân trọng thông báo những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế -  ĐHQGHN (cập nhật tháng 01/2022)


1. Thông tư số 41/2021/TT-BGDDT ngày 30 tháng 12 năm 2021 do Bộ GD&ĐT ban hành về việc Quy định danh mục và thời gian định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương

a) Hiệu lực thi hành:

Thông tư số 41/2021/TT-BGDDT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022 và thay thế các thông tư sau:

1. Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT ngày 14/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục.

2. Thông tư số 33/2015/TT-BGDĐT ngày 30/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT quy định danh mục các vị trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục.

b) Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với:

a) Các vụ, cục, Văn phòng, Thanh tra; các đơn vị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương (không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp);

d) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức tại các đơn vị quy định tại điểm a, b, c khoản này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Điều khoản chuyển tiếp

Đối với các trường hợp thuộc diện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác quy định tại Điều 2 Thông tư này đang được theo dõi, tính thời gian chuyển đổi theo quy định tại Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT và được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Thông tư số 33/2015/TT-BGDĐT trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp tục theo dõi, tính thời gian giữ vị trí công tác để rà soát định kỳ chuyển đổi theo thời hạn quy định tại Điều 3 Thông tư này.

d) Nội dung cơ bản:

Ngày 30/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT về việc quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục tại chính quyền địa phương.

Theo đó, trong nhóm Tổ chức cán bộ cần phải định kỳ chuyển đổi các vị trí như: Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; Tổ chức thi nâng ngạch công chức; Phân bổ chi tiêu, ngân sách đào tạo;…

Đồng thời, các cán bộ thuộc nhóm Giáo dục đào tạo (bao gồm: Thẩm định sách giáo khoa, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy nghiên cứu; Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung học phổ thông, cao đẳng ngành giáo dục mầm non, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ;…) và nhóm Quản lý Ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị (Phân bổ ngân sách; Kế toán; Mua sắm công; Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí) cũng là đối tượng được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm (không bao gồm thời gian tập sự của công chức, viên chức). Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

>> Xem chi tiết công văn tại đây.

2. Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư số 42/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022 và thay thế Thông tư số 26/2019/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

b) Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với:

a) Các sở giáo dục và đào tạo hoặc sở có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở giáo dục và đào tạo); phòng giáo dục và đào tạo hoặc phòng có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là phòng giáo dục và đào tạo);

b) Các cơ sở giáo dục bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm);

c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Nội dung cơ bản:

Ngày 30/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã định danh các đối tượng quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo sử dụng thống nhất trong ngành giáo dục bao gồm: Sở Giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học.

Mã định danh của cơ sở giáo dục do sở giáo dục và đào tạo hoặc phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý cấp từ lần tạo lập thông tin đầu tiên về cơ sở giáo dục đó trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, tài khoản trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo được cấp cho tổ chức, cá nhân dùng để quản trị, báo cáo dữ liệu, khai thác và sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo. Tài khoản quản trị cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Tài khoản quản trị của các cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp và giao cho các trường quản lý, sử dụng.

>> Xem chi tiết công văn tại đây.

3. Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học.

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư số 44/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2022 và thay thế Thông tư số 26/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh, tổ chức bồi dưỡng, xét chọn và phân bổ vào học trình độ đại học; cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đối với học sinh hệ dự bị đại học.

b) Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với trường dự bị đại học; cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ đại học, trường cao đẳng đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức và cá nhân có liên quan. Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học theo Quy chế này.

c) Nội dung cơ bản: 

Ngày 31/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT về việc ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đối với học sinh dự bị đại học.

Theo đó, học sinh được công nhận hoàn thành dự bị đại học ngành Giáo dục Mầm non nếu kết quả rèn luyện cả năm từ mức đạt trở lên và điểm tổng kết của các môn học đạt từ 5,0 trở lên. Mỗi học sinh hoàn thành dự bị đại học được đăng ký không quá 03 nguyện vọng xét chuyển vào ngành học của cơ sở đào tạo, sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp; học sinh được thay đổi thứ tự nguyện vọng đã đăng ký trong thời gian công khai dữ liệu.

Bên cạnh đó, bảo lưu kết quả tuyển sinh dự bị đại học cho những học sinh đã trúng tuyển dự bị đại học thuộc một trong các trường hợp sau: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, thời gian bảo lưu sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự không quá 01 năm; Bị ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị từ một tháng trở lên, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền, thời gian bảo lưu không quá 01 năm.

Ngoài ra, học sinh dự bị đại học thuộc một trong các trường hợp sau được xét lưu ban 01 lần: Nghỉ học quá 35 ngày do ốm đau hoặc tai nạn phải điều trị, có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; Không thi đủ 03 môn cuối khóa theo quy định do ốm đau,…

>> Xem chi tiết công văn tại đây.

4. Thông tư số 46/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư số 46/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

b) Nội dung cơ bản:

Ngày 13/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 46/2021/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.

Cụ thể, bãi bỏ toàn bộ 07 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học gồm: Thông tư 01/2009/TT-BGDĐT ngày 14/01/2009 về việc bổ sung chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Giáo dục chính trị vào ngành Khoa học giáo dục trong Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định 44/2002/QĐ-BGDĐT; Thông tư 15/2011/TT-BGDĐT ngày 09/4/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng vừa làm vừa học kèm theo Quyết định 62/2008/QĐ-BGDĐT;…

Bên cạnh đó, Bộ bãi bỏ toàn bộ 17 văn bản quy phạm pháp luật về trung cấp chuyên nghiệp gồm: Thông tư 39/2014/TT-BGDĐT ngày 05/12/2014 ban hành Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp nhóm ngành Văn thư - Lưu trữ - Bảo tàng; Thông tư 40/2014/TT-BGDĐT ngày 05/12/2014 ban hành Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Thông tư 41/2014/TT-BGDĐT ngày 05/12/2014 ban hành Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành Công nghiệp kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật mỏ;…

>> Xem chi tiết công văn tại đây.

5. Thông tư số 47/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 về việc bãi bỏ một số văn bản QPPL do Bộ trưởng ban hành lĩnh vực giáo dục

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư số 47/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

b) Nội dung cơ bản:

Ngày 31/12/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 47/2021/TT-BGDĐT về việc bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 05 văn bản quy phạm pháp luật sau đây: Thông tư 31/TT hướng dẫn thực hiện chế độ chi tiêu cho các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm ngoài trường của các trường sư phạm; Thông tư 25/2003/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện mua sắm thiết bị dạy học phục vụ việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Thông tư 15/2012/TT-BGDĐT quy định về Tiêu chuẩn đánh giá trung tâm giáo dục thường xuyên;…

>> Xem chi tiết công văn tại đây.

6. Thông tư 48/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành về chế độ, chính sách cho học sinh, sinh viên

a) Hiệu lực thi hành: Thông tư số 48/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2022.

b) Nội dung cơ bản:

Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

1. Thông tư liên tịch số 09/2000/TT-LT/BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 4 năm 2000 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 239/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi khoản a Điều 1 của Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.

2. Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 19 tháng 01 năm 2012 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ về học tập đối với trẻ em, học sinh, sinh viên các dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015.

4. Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

5. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 - 2021.

>> Xem chi tiết công văn tại đây.


Phòng Thanh tra và Pháp chế

FullName Email
Address Security code NPSZZF
Content